Giáo dục đạo đức cho học sinh qua bài học vẽ tranh đề tài TRANH CỔ ĐỘNG

Giáo dục đạo đức cho học sinh qua bài học vẽ tranh đề tài TRANH CỔ ĐỘNG

 - Theo các số liệu thống kê tai nạn học đường, số vụ bạo lực học đường gần đây trên cả nước và địa phương. Chương trình chuyển động 24h trên VTV1 ngày 15/10/2014 thông báo: Theo thống kê của Bộ Công an mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội; còn theo số liệu được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, trong năm học 2013- 2014 trung bình mỗi ngày có khoảng 05 vụ xô xát, cứ 11.000 em học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau. Theo Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội số lượng các vụ bạo lực học đường tăng gấp 13 lần trong mười năm trở lại đây.

- Chỉ thị số: 3131/CT- BGDĐT, 25/8/2015 về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2018- 2019

-Thông tư số: 58/2011/TT- BGDĐT về quy chế đánh giá xếp loại học sinh;

- Nội dung môdule 1 của chương trình bồi dưỡng thường xuyên là: Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở.

- Qua đúc kết kinh nghiệm giảng dạy của bản thân trong nhiều năm.

Tài liệu đính kèm: Tải về
Danh sách file:

BÁO CÁO : CHUYÊN ĐỀ MĨ THUẬT

Giáo dục đạo đức cho học sinh qua bài học vẽ tranh đề tài TRANH CỔ ĐỘNG

1. Lí do chọn chuyên đề :

        - Theo các số liệu thống kê tai nạn học đường, số vụ bạo lực học đường gần đây trên cả nước và địa phương. Chương trình chuyển động 24h trên VTV1 ngày 15/10/2014 thông báo: Theo thống kê của Bộ Công an mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội; còn theo số liệu được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, trong năm học 2013- 2014 trung bình mỗi ngày có khoảng 05 vụ xô xát, cứ 11.000 em học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau. Theo Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội số lượng các vụ bạo lực học đường tăng gấp 13 lần trong mười năm trở lại đây.

- Chỉ thị số: 3131/CT- BGDĐT, 25/8/2015 về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2018- 2019

-Thông tư số: 58/2011/TT- BGDĐT về quy chế đánh giá xếp loại học sinh;

- Nội dung môdule 1 của chương trình bồi dưỡng thường xuyên là: Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở.

- Qua đúc kết kinh nghiệm giảng dạy của bản thân trong nhiều năm.

2. Thực trạng tình hình

a) Thuận lợi

Hàng năm giáo viên được huấn soạn giảng giáo án điện tử, đổi mới phương pháp, học tập kinh nghiệm giảng dạy từ các chuyên đề.

Trường có các trang thiết bị tốt .

Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường nhiệt tình, chu đáo giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong công tác dạy và học.

b) Khó khăn

Bài thực hành chuẩn bị mất nhiều thời gian, nhiều dụng cụ, đa số phải mua ngoài nên gây khó khăn cho học sinh. Việc ôn lại bài cũ và chuẩn bị bài mới của học sinh chưa tốt, gia đình ít quan tâm đến việc học của con em mình.

Còn xem nhẹ môn Mỹ thuật nên chuẩn bị chưa chu đáo.

3. Các nội dung chính của giải pháp

3.1. Đối với giáo viên

- Làm nổi bật được kiến thức trọng tâm, đúng, đủ, chính xác, khoa học.

- Thể hiện tích hợp nhiều mục tiêu giáo dục: liên hệ thực tế cuộc sống, liên môn giáo dục công dân về đạo đức phẩm chất, ý thức tham gia an toàn giao thông. Kỹ năng sống, biết yêu thương con người. Yêu nét đẹp văn hóa Việt Nam và thế giới

- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của tất cả các đối tượng học sinh.

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và tranh ảnh minh họa cho tiết dạy.

3.2. Đối với học sinh

- Chuẩn bị đầy đủ, sử dụng thành thạo các dụng cụ , đoàn kết tốt.

- Chú ý lắng nghe và quan sát các thao tác, trả lời tốt hệ thống câu hỏi.

3.3. Các giải pháp cụ thể

3.3.1. Kĩ năng thiết kế và tổ chức hoạt động cho học sinh: Kĩ năng thiết kế tổ chức hoạt động thực hành cho học sinh là kĩ năng cốt lõi nhất để trực tiếp phát huy tính tích cực của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải tổ chức sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh để cả tập thể lớp cùng hoạt động tích cực đem lại hiệu quả cao cho công tác giáo dục.

3.3.2. Phương pháp dạy học: Vận dụng linh hoạt các phương pháp quan sát, tích hợp, truyền thống, phân tích vấn đề, tự thể hiện tài năng, đánh giá lẫn nhau… mỗi phương pháp có một tập hợp các kỹ thuật dạy học tương ứng và tôi đã ứng dụng những phương pháp này vào để giáo dục đạo đức cho học sinh trong một bài thực hành cụ thể mang lại hiệu quả khá cao.

* Sử dụng tranh phóng to (sử dụng khi cúp điện hoặc không có phòng thực hành hay ti vi trên lớp) hoặc trình chiếu trên PowerPoint:

Giáo viên chuẩn bị hình ảnh trình chiếu (hoặc tranh) các vấn đề cấp thiết của xã hội ; giao thông ở Việt Nam và thế giới. Như giao thông đường bộ, đường thủy, hàng không,đường sắt…Lương thực, thực phẩm,nguồn nước, …

          3.3.3. Tiến hành bài giảng: Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh (tranh) các loại biển báo tín hiệu giao thông,đường bộ ,đường thủy,đường sắt để học sinh biết phân biệt và hiểu để đi đúng luật tránh nguy hiểm đến tính mạng mình cũng như người khác. Hình thành ý thức tôn trọng, biết yêu thương bản thân tránh làm xây xát cơ thể ,sau đó giáo viên tiến hành thực hiện các tình huống ứng xử khi đi đường thường gặp phải.Cách ứng phó khi có sự cố tai nạn giao thông.cách khắc phục hậu quả sau tai nạn… Đặc biệt đối với người lớn tuổi,phụ nữ mang thai,trẻ con người tàn tật phải kính nhường nhã nhặng tránh gây gỗ lớn tiếng…Bảo vệ nguồn nước, tác hại của việc thiếu nước….

- Giáo viên cung cấp thêm cho học sinh hình ảnh giao thông ở những nước tiên tiến. Những nước có giao thông kém phát triển .Để học sinh so sánh và hình thành ý thức tham gia giao thông tốt hơn.Ứng xử với mọi người hợp lí hơn.Tất cả các vấn đề đều có thể giải quyết trong  hòa bình.

- Giáo viên nhấn mạnh bằng cách cho học sinh quan sát hình ảnh (tranh) minh họa và thực hành theo nhóm. Cho các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau chọn ra mẫu  ứng xử hợp lí nhất, hay nhất. Qua đó giáo dục học sinh biết kiềm chế bản thân, trong quan hệ bạn bè cần khoan dung, khi có mâu thuẫn cần sự giúp đỡ của người lớn tuổi như ba mẹ, thầy cô… để có biện pháp giải quyết thích hợp; tham gia giao thông bằng xe máy và xe đạp điện phải chấp hành luật giao thông đường bộ như đội mũ bảo hiểm. Các hành vi đánh nhau gây tổn thương cơ thể là vi phạm nội quy trường học về mặt hạnh kiểm.

- Giáo viên cho nhóm trưởng của nhóm ứng xử chưa tốt nêu lý do vì sao. Từ đó nhấn mạnh cho học sinh thấy tầm quan trọng của sự chuẩn bị chu đáo, đoàn kết trong nhóm, chú ý học sẽ đem đến kết quả tốt cho cả nhóm. Cuối cùng giáo viên đánh giá tổng quát tiết thực hành và chấm điểm nhóm dựa trên những nhận xét chung của cả lớp.

 - Liên hệ thực tế cuộc sống hằng ngày, giáo viên cần nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc đi đúng luật giao thông,đội nón bảo hiểm đúng cách, đúng tiêu chuẩn,ứng xử hợp lí nếu có tình huống xảy ra. sử dụng đồ bảo hộ lao động khi làm việc, nhất là đối với nghề nghề lái xe ,lái tàu … để học sinh có thêm kiến thức, mở rộng sự hiểu biết và vận dụng vào thực tế ở gia đình, đó cũng là việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với người thân, giúp các em thêm gần gũi và biết chia sẽ, yêu quý mọi người.

4. Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng nhân rộng

Việc áp dụng giải pháp trên vào giảng dạy tôi đã theo dõi, tiến hành khảo sát chất lượng học sinh ở mặt hạnh kiểm và giáo viên bộ môn giáo dục công dân, thu được kết quả khả quan trong năm học 2014- 2015 so với năm 2013- 2014, học sinh thích học tiết thực hành, các tiết học sau chuẩn bị tốt hơn, ít gây gổ, mất trật tự. Kết quả xếp loại hạnh kiểm HKI cho học sinh khối 7 với  tổng số 285học sinh xếp loại như sau: T: 58 đạt 82,9%;  Khá: 12 đạt 17,1%;  Trung bình: 0.

 

                                                                             NGƯỜI BÁO CÁO

 

 

                                                                       Trần Thiện Thanh

Lượt xem: 730
Tác giả: Thiện Thanh